Bắt đầu 01/01/2018 Hợp Đồng lao động 01 tháng bắt buộc tham gia BHXH. Vậy lao động thử việc có phải đóng Bảo hiểm?
Căn cứ:
- Điều 4 Quyết định 595/QĐ-BHXH
- Điều 2, Điều 124 Luật BHXH số 58/2014/QH13
“Điều 4. Đối tượng tham gia theo quy định tại Điều 2 Luật BHXH và các văn bản hướng dẫn thi hành, cụ thể như sau:
1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, bao gồm:
1.1. Người làm việc theo HĐLĐ không xác định thời hạn, HĐLĐ xác định thời hạn, HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả HĐLĐ được ký kết giữa đơn vị với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
1.2. Người làm việc theo HĐLĐ có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng (thực hiện từ ngày 01/01/2018);”
- Điều 26, Điều 27 Bộ Luật lao động 2012
“ Người sử dụng lao động và người lao động có thể thoả thuận về việc làm thử, quyền, nghĩa vụ của hai bên trong thời gian thử việc. Nếu có thoả thuận về việc làm thử thì các bên có thể giao kết hợp đồng thử việc.
Nội dung của hợp đồng thử việc gồm các nội dung quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, g và h khoản 1 Điều 23 của Bộ luật này”
Tức không bao gồm Bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế.
Như vậy cần phân rõ HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG VÀ HỢP ĐỒNG THỬ VIỆC.
và THỬ VIỆC KHÔNG PHẢI ĐÓNG BHXH, tuy nhiên nếu giao kết hợp đồng có ghi thời gian thử việc trong hợp đồng lao động mà hợp đồng lao động thuộc diện phải tham gia BHXH bắt buộc thì người lao động giao kết hợp đồng này phải tham gia BHXH bắt buộc trong thời gian thử việc.
Lưu ý thử việc:
– Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên;
– Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn kỹ thuật trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ.
– Không quá 6 ngày làm việc đối với công việc khác
Để lại một bình luận